Muốn xây dựng được cửa hàng thương mại điện tử, bạn cần chọn được nền tảng có tỷ lệ phát triển tương thích với sự phát triển công việc kinh doanh của bạn. Hiện nay, Bigcommerce và Shopify là 2 nền tảng phổ biến nhất. Vậy giữa chúng có điểm gì khác biệt và nên sử dụng nền tảng nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của StJohn Church.

Bigcommerce là gì?

Bigcommerce là nền tảng thương mại điện tử được lưu trữ, vừa được cập nhật nhiều tính năng mới. Đây là phần mềm cửa hàng trực tuyến, tích hợp với Google Merchant Center, giúp người dùng quảng bá các sản phẩm trên Google Shopping.

Một số tính năng chính nổi bật của Bigcommerce:

  • Các giao diện miễn phí và trả phí tùy chỉnh đơn giản
  • Giỏ mua hàng an toàn
  • Tích hợp nhiều phương thức thanh toán như Stripe, PayPal, Apple Pay,…
  • Sở hữu nhiều công cụ tiếp thị, bán hàng được trên nhiều nền tảng như Amazon, Facebook, eBay, Pinterest… kết hợp với vô vàn các nhà cung cấp email.
  • Có hệ thống quản lý kho hàng, vận chuyển, giao hàng
  • Hỗ trợ nhiều loại tiền tệ khác nhau
  • Kết hợp dropshipping và kho hàng

Tham khảo thêm về nền tảng Bigcommerce: https://groovetechnology.com/bigcommerce-for-e-commerce/

Shopify là gì?

Giống với Bigcommerce, Shopify cũng là một nền tảng dự trữ giúp bạn tạo các cửa hàng trực tuyến. Sự khác biệt của Shopify nằm ở khả năng sử dụng nút Shopify. Đây là một tiện ích tương tự với PayPal, giúp bạn tham gia vào một trang web hiện có hoặc trang Facebook của doanh nghiệp bạn.

Các tính năng, đặc điểm của Shopify:

  • Sở hữu nhiều giao diện chuyên nghiệp có sẵn trên thị trường ThemeForest với nhiều thiết kế tương ứng.
  • Có hơn 70 cổng thanh toán được tích hợp với thanh toán của Shopify.
  • Có các tính năng tiếp thị, marketing và SEO hoạt động cùng các nhà cung cấp thư điện tử, truyền thông và khả năng bán hàng trên Facebook.
  • Quản lý kho bãi, hàng tồn kho
  • Giúp bạn quản lý được gian hàng của mình ngay khi đang đi đường.

Xem thêm: Shopify Plus: Increase SEO with 9 features Offerings

Giữa Bigcommerce và Shopify nên lựa chọn gì?

Hai nền tảng thương mại điện tử trên đều có nhiều điểm chung với nhau, khiến nhiều người băn khoăn trong việc lựa chọn để xây dựng gian hàng online. Dưới đây là một vài so sánh nhỏ giữa Bigcommerce và Shopify mà bạn có thể tham khảo:

Giá cả

Hiện nay, cả 2 nền tảng đều cung cấp các gói dùng thử miễn phí và đăng ký nâng cao. Trước khi lựa chọn, bạn có thể trải nghiệm cả 2 một thời gian.

Bảng giá của Shopify:

  • Shopify Lite: 9$/ tháng
  • Shopify cơ bản: 29$/tháng
  • Shopify: 79$/ tháng
  • Shopify nâng cao: 299$/ tháng
  • Shopify Plus: giá cả phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng.

Bạn có thể bắt đầu dùng Shopify với gói tiết kiệm. 9$/ tháng, bạn đã có thể nhận được nút mua hàng trên mạng, đặt nút lên web hiện có hoặc lên kênh truyền thông.

Bảng giá của Bigcommerce:

  • Bigcommerce tiêu chuẩn: 29.95$/ tháng
  • Bigcommerce Plus: 79.95$/ tháng
  • Bigcommerce Pro: 299.95$/ tháng
  • Bigcommerce Enterprise: báo giá tùy chỉnh

Giá của Bigcommerce không quá khác biệt với Shopify. Chỉ khác tại gói tiêu chuẩn, Bigcommerce đắt hơn. Nhưng tại Bigcommerce bạn không bị hạn chế tạo tài khoản nhân viên. Ngoài ra bạn còn có sản phẩm, băng thông, khả năng lưu trữ vô hạn, sở hữu nhiều tùy chọn hỗ trợ cho việc trò chuyện trực tuyến với khách hàng.

Không chỉ có các mức giá trên, cả 2 nền tảng đều có thời gian dùng thử khoảng 14-15 ngày. Các ưu đãi giảm giá 10% hoặc 20% vẫn được áp dụng khi bạn sử dụng các bản nâng cao hoặc thanh toán nhiều năm một lúc.

Thiết kế, thư viện

Thư viện chủ đề và các mẫu miễn phí lại chính là điểm mạnh của Shopify. Nó cung cấp cho người dùng 10 chủ đề miễn phí, trong khi Bigcommerce chỉ cung cấp 7.

Trong các chủ đề, cả 2 đều có nhiều tùy chỉnh khác nhau chủ yếu là về màu sắc.

Mỗi nền tảng đều có điểm mạnh riêng trong khi Shopify được đề cao về tính đa dạng phong phú thì Bigcommerce mang lại tính hiện đại và chuyên nghiệp cho người sử dụng.

Tính năng

Đây được xem là phần quan trọng nhất, quyết định đến sự lựa chọn cuối cùng của nhiều người. Shopify và Bigcommerce đều hỗ trợ người dùng tạo sản phẩm, quản lý kho, tối ưu cửa hàng…

Bộ sưu tập và tính năng thiết lập danh mục sản phẩm

Cả 2 nền tảng đều cung cấp các tính năng thiết lập các danh mục sản phẩm. Trong đó, Bigcommerce có thể tùy chỉnh hàng hoạt và không có bộ sưu tập. Shopify được nhận xét là tiếp cận tốt hơn, hỗ trợ thêm thủ công vào sản phẩm.

Tùy chọn sản phẩm

Shopify bị giới hạn tùy chọn sản phẩm với số lượng là 3 (kích thước, chất liệu và màu sắc). Còn Bigcommerce hỗ trợ người dùng tạo cả danh mục tùy chọn có tính linh hoạt cao.

Cổng thanh toán

Hiện nay, hai nền tảng đều cho phép kết nối nhiều cổng thanh toán với cửa hàng. Nhưng số lượng sẽ khác nhau với từng quốc gia khác nhau. Shopify cung cấp 100 cổng thanh toán trong khi Bigcommerce chỉ có 40 cổng. Nhưng người dùng chỉ sử dụng 2 cổng chủ yếu Paypal hoặc Shopify Payment của Shopify hay Braintree của bigcommerce.

Xuất/Nhập dữ liệu sản phẩm

Hai nền tảng đều được đánh giá là không thích hợp để xuất- nhập các nội dung khác ngoài các trang tính và bài đăng website bán hàng. Shopify cho phép xuất dữ liệu sang dạng CSV còn Bigcommerce cung cấp cả CSV và XML.

Viết bài website

Đây là một thị trường ngách để tăng lưu lượng truy cập. Hiện tại, tính năng này chỉ ở mức cơ bản, không có các danh mục web, thẻ. Hơn nữa, Bigcommerce còn không có nguồn cấp RSS.

Phục hồi giỏ hàng bỏ quên

Chức năng này giúp người mua nhớ lại quá trình mua sắm đã tạm ngưng hay hàng hóa chưa được thanh toán. Bigcommerce phục hồi tới 15% tổng doanh số bị mất. Điều này cũng linh hoạt hơn Shopify bởi Shopify chỉ gửi email khung giờ.

Công cụ báo cáo

Cả 2 đều  đã có công cụ phân tích từ các báo cáo bán hàng, tiếp thị, dữ liệu, tài chính, giỏ hàng bỏ rơi…

Trải nghiệm

Với giao diện đơn giản, Bigcommerce và Shopify đều rất dễ để thao tác chỉ với các click chuột.

Cộng đồng và các dịch vụ chăm sóc khách hàng

Hai nền tảng đều sở hữu dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 và có cộng đồng người dùng đông đảo. Vì vậy, mọi vấn đề hay thắc mắc của bạn đều có thể được giải quyết nhanh gọn.

Dù bạn sử dụng nền tảng nào thì đối với website bán hàng, website thương mại điện tử thì việc nâng cao bảo mật cho các giao dịch trên web đều phải được đặc biệt quan tâm. Một trong những cách phổ biến đó là mua chứng chỉ SSL để mã hoá thông tin từ server đến client, nhằm ngăn chặn việc xâm nhập đánh cắp dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng khi tham gia giao dịch trên web.

Ngoài việc sử dụng dịch vụ từ các công ty thiết kế website để xây dựng web bán hàng thì Bigcommerce và Shopify đều là hai nền tảng thương mại điện tử được lựa chọn nhiều nhất. Chúng có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt nhưng không thể phủ nhận những lợi ích, tiện lợi mà chúng mang lại cho người dùng. Phụ thuộc vào nhu cầu và phạm vi kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn một nền tảng phù hợp nhất, tối ưu nhất.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *