Bê tông asphalt

Nhờ vào sự phát triển của lĩnh vực công nghệ sản xuất đã giúp cho ngành xây dựng có được thêm nhiều loại vật liệu mới với các ưu điểm vượt trội, giúp quá trình xây dựng công trình thi công tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Bê tông Asphalt là một trong số đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại bê tông này, cách phân loại và những ưu điểm của nó trong bài viết này.

Bê tông Asphalt là gì?

Loại Bê tông Asphalt còn được biết đến với tên gọi là bê tông nhựa hoặc bê tông nhựa Asphalt. Đây là một vật liệu vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng hiện đại. Asphalt thường được dùng để thi công sân bay, đường cao tốc, bãi giữ xe,…

Bê tông này được chế tạo bằng cách nhào trộn hỗn hợp Bitum cùng với các nguyên liệu như: đá dăm, cát, sỏi,… với nhiều kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm và mục đích sử dụng. Có hai hình thức để sản xuất ra bê tông Asphalt đó là nóng và nguội:

  • Cách thứ nhất, cần phải rang sấy các vật liệu ở mức nhiệt từ 140 độ C đến 180 độ C. Phần bột khoáng phải tơi khô và không bị vón cục. Sau đó các băng tải nóng sẽ được chuyển lên máy trộn. Nhựa cũng sẽ được sấy nóng và trộn trong thùng trộn.
  • Cách thứ hai là các vật liệu không cần phải rang sấy nóng. Chúng được đưa các băng tải nóng lên máy trộn rồi sấy nóng nhựa đường. Sau đó trộn hỗn hợp trong thùng, khi đó Bitum sẽ ở dạng lỏng.

Bê tông Asphalt trộn nóng thường được sản xuất tập trung tại các trạm trộn bê tông nhựa nóng. Các nguyên liệu sử dụng đều được cân đo, đong đếm cẩn thận bằng cân điện tử để có thể cho ra bê tông đạt được đúng tỉ lệ yêu cầu nhất, tránh các tình trạng sai số.

Tìm hiểu tổng quan về Bê tông Asphalt
Bê tông Asphalt

Đặc điểm của bê tông Asphalt

Đây là loại bê tông được đánh giá là có nhiều đặc điểm vượt trội hơn so với các loại bê tông truyền thống. Có thể sử dụng để thi công trên mọi loại nền đường, không cần sử dụng thêm phụ gia. Bên cạnh đó, bê tông Asphalt còn có giá thành thấp và thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên các tính chất của bê tông Asphalt sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào sự thay đổi của nhiệt độ. Trong nhiệt độ thường, bê tông Asphalt sẽ có độ đàn hồi dẻo tốt, độ chảy dẻo trong nhiệt độ cao hay xuất hiện tính giòn trong nhiệt độ thấp.

Tìm hiểu đặc điểm bê tông asphalt
Đặc điểm bê tông asphalt

Ưu điểm của bê tông Asphalt

Giá thành thấp là một trong những điểm nổi bật khiến nhiều công trình xây dựng lựa chọn bê tông Asphalt. So với các loại bê tông truyền thống khác, Asphalt là một lựa chọn tối ưu về kinh tế. Tuy nhiên bê tông Asphalt không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí vật liệu mà còn giúp tiết kiệm thời gian thi công.

Loại bê tông này còn là vật liệu có thể tái chế. Sau quá trình sử dụng, chúng ta có thể nung chảy bê tông Asphalt để thi công cho các công trình khác. Ngoài ra, việc sửa chữa và bảo trì nhựa đường cũng rất đơn giản. Bê tông Asphalt cho phép người dùng có thể tiến hành thi công sửa chữa trực tiếp lên bề mặt cũ của nó.

Bê tông Asphalt là một lựa chọn tối ưu cho việc thi công đường phố. Chúng có khả năng hỗ trợ lực kéo và chống trượt khá tốt cho xe cộ. Hơn thế nữa, chúng còn giúp cho đường xá không bị đóng băng hay tuyết. Giúp đảm bảo được an toàn cho những người tham gia giao thông.

Một số đặc điểm trong thực hiện xây dựng bê tông asphalt
Quy trình làm bê tông asphalt

Các loại bê tông Asphalt

Dựa vào các đặc điểm riêng mà có thể phân chia bê tông Asphalt thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại bên tông Asphalt phổ biến.

Phân chia theo nhiệt độ thi công thì bê tông Asphalt gồm có 3 loại:

  • Hỗn hợp Asphalt nóng: có nhiệt độ hỗn hợp lớn hơn hoặc bằng 120 độ C, thường dùng bitum quánh 40/60, 60/70, 70/10.
  • Loại hỗn hợp Asphalt ấm: có nhiệt độ hỗn hợp lớn hơn hoặc bằng 100 độ C, thường dùng bitum lỏng mác 130/200
  • Hỗn hợp Asphalt nguội lạnh: nhiệt độ hỗn hợp không khí lớn hơn hoặc bằng 5 độ C, thường dùng bitum quánh 70/130.

Phân chia theo độ đặc thì bê tông Asphalt cũng có 3 loại:

  • Asphalt đặc: có r từ 3% đến 6%
  • Asphalt rỗng: có r từ 6% đến 12%
  • Bê tông rất rỗng: có r từ 12% đến 18%.

Phân chia theo độ lớn của cốt liệu thì bê tông Asphalt có 2 loại:

  • Asphalt đặc nóng ấm: bao gồm BTNC 4.75, BTNC 9.5, BTNC 12.5, BTNC 19
  • Asphalt rỗng: bao gồm BTNR 19, BTNR 25, BTNR 37.5.

Phân chia theo hàm lượng đá dăm, bê tông thì Asphalt có 2 loại:

  • Asphalt đặc nóng ấm: bao gồm A( 50-60 ), B( 35-50 ), C( 20-35 )
  • Asphalt nguội: bao gồm BN( 35-50), CN( 20-35 ).

Phân chia theo kích cỡ của đá hoặc cát trong bê tông thì Asphaltcos 4 loại:

  • Bê tông nhựa hạt lớn, tối đa 40mm.
  • Loại bê tông nhựa hạt trung bình, tối đa 25mm.
  • Bê tông nhựa hạt nhỏ, tối đa 15mm.
  • Loại bê tông nhựa hạt, tối thiểu 5mm.
Các loại bê tông asphalt phổ biến trong xây dựng
Bê tông asphalt trong xây dựng\

Một số ứng dụng của bê tông Asphalt

Thiết kế láng nhựa

Sử dụng bê tông Asphalt để thiết kế láng nhựa giúp tiết kiệm chi phí trung bình 25% so với cách làm mặt đường láng nhựa truyền thống. Mang đến hiệu quả cao về kinh tế. Bên cạnh đó, bê tông này còn giúp cho ra chất lượng công trình cao vì thi công đơn giản và tuổi thọ lâu bền. Thi công bằng bê tông Asphalt bảo vệ môi trường nhờ không phải đốt nóng.

Tối ưu xây dựng giao thông

Bê tông Asphalt còn được xem là lựa chọn tối ưu cho việc xây dựng lộ giao thông. Ở các vùng nông thôn, chi phí để thi công đường giao thông bằng xi măng thường rất cao. Ngoài ra, quá trình tu dưỡng bề mặt đường cũng khó khăn với mức chi phí lớn. Bê tông nhựa Asphalt chính là một giải pháp thay thế được nhiều nhà thầu xây dựng nhà xưởng. Giúp đảm bảo chất lượng cho mặt đường, tăng tuổi thọ cho công trình và góp phần đảm bảo an toàn giao thông.

Đặc biệt bê tông Asphalt là vật liệu rất phù hợp cho bề mặt đường giao thông trong đường hầm. Chúng có khả năng làm giảm tiếng ồn khi các phương tiện lưu thông và tăng khả năng chống trượt hiệu quả. Mặt đường hầm trải bê tông Asphalt cho phép bảo dưỡng nhẹ nhàng. Ngoài ra còn an toàn đối với các hoạt động mở và phản ứng cháy trong đường hầm.

Bê tông Asphalt được sử dụng trong xây dựng đường sắt, có vai trò quan trọng đối với khả năng chịu lực của cấu trúc, giúp đường ray cải thiện sự ổn định và độ bền. Từ đó, góp phần hạn chế các chi phí bảo trì, sửa chữa.

Một số ứng dụng phổ biến của bê tông asphalt
Ứng dụng của bê tông asphalt

Bê tông Asphalt làm lớp phủ mặt cầu

Bê tông Asphalt là vật liệu tốt để làm lớp phủ mặt cầu. Vật liệu này giúp cải thiện độ cứng, giảm ứng suất mỏi và chống lại các tác tác động từ môi trường. Bảo vệ các kết cấu thép và bê tông của cầu. Chống trơn trượt, an toàn cho người tham gia giao thông khi lưu thông trên cầu, giảm bắn bụi nước lên các phương tiện, giảm tiếng ồn và thoát nước tốt.

Sử dụng rộng rãi trong sân bay

Bê tông Asphalt được sử dụng rộng rãi trong xây dựng sân bay. Đa số các sân bay đều được xây dựng với vỉa hè bê tông Asphalt. Ngoài ra, Asphalt còn được ứng dụng vào việc xây dựng các lĩnh khu vực khác của sân bay như: đường băng, sân đỗ, các khu vực đậu xe…Trong mỗi hạng mục khi sử dụng bê tông Asphalt sẽ có các yêu cầu kỹ thuật khác nhau.

Trải bê tông nhựa Asphalt lên nền đất sau khi đã lu lèn sẽ giúp bảo vệ lớp móng nền tự nhiên. Giúp cho móng nền không bị nhão và trơn trượt do mưa hoặc do ngập nước. Đồng thời, sử dụng bê tông Asphalt còn đảm bảo được độ êm thuận và an toàn cho giao thông cũng như trở thành lớp áo êm thuận, bám dính tốt với nền đất.

Việc sử dụng bê tông Aspalt để xây dựng đường di chuyển xung quanh nhà xưởng vô cùng hiệu quả. Nếu bạn là một doanh nghiệp muốn thi công công trình nhà xưởng, với mức giá thi công nhà thép tiền chế. Hãy liên hệ đến Nam Trung – Công ty tư vấn và xây dựng nhà xưởng chuyên nghiệp để được tư vấn.

Bê tông Asphalt mang đến giải pháp tối ưu về vật liệu cho các công trình xây dựng hiện nay. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về bê tông Asphalt cũng như sử dụng chúng thật hiệu quả cho công trình của mình.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *