Mô hình kinh doanh rất quan trọng trong việc định hướng cũng như những kế hoạch được đề ra sau này của một doanh nghiệp. Phải tìm hiểu và chọn cho mình mô hình kinh doanh hiện đại phù hợp nhất để giúp cho doanh nghiệp đi đúng hướng và những dự định ban đầu
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là một khái niệm được định nghĩa rất nhiều. Nhưng theo Wikipedia có thể hiểu là một kế hoạch tổng quan giúp phát triển tổ chức, công ty trong tương lai.
Nhìn chung lại thì mô hình kinh doanh được lập ra với mục đích cuối cùng là lập một kế hoạch kiếm tiền và phát triển, phát triển để kiếm ra tiền. Nó như là một hướng đi, một kim chỉ nam mà doanh nghiệp sẽ hướng theo đó mà đi theo.
7 mô hình kinh doanh cho dân khởi nghiệp
-
Pyramid – Mô hình Kim Tự Tháp
Mô hình kinh doanh kim tự tháp không phải một dạng lừa đảo. Tại sao tôi nói vậy? Vì cách hoạt động nó rất dễ bị hiểu nhầm là kinh doanh theo kiểu đa cấp và hiện nay nhiều doanh nghiệp làm biến tướng nó thành như vậy.
Mô hình này hoạt động theo kiểu vốn ít lãi nhiều và chia phần trăm hoa hồng cho người bán hàng. Mô hình không cần nhiều đội ngũ bán hàng và thường sử dụng những người chấp nhận bán bất chấp, chỉ cần bán là được.
Đây là mô hình dễ dàng làm giàu mà hầu như nhiều doanh nghiệp tại các nước phát triển áp dụng. Theo bài chia sẻ từ tờ báo uy tín của Mỹ là magazinesusa.com thì mô hình kinh doanh kim tự tháp là một mô hình hoàn toàn hợp pháp tại quốc gia này và cũng được khuyến khích phát triển.
-
The Experience Model – Mô hình trải nghiệm
Mô hình này được công ty vô cùng nổi tiếng thế giới sử dụng đó là Tesla. Năm 2008 Tesla Motor dược thành lập và áp dụng mô hình trải nghiệm.
Tại các gian hàng, showroom, khách hàng có thể xem xét, quan sát thậm chí có thể thử xe trước khi mua xe. Điều này đã khiến nhiều người thích thú và họ hài lòng vì được trải nghiệm trước khi mua; mua bán nhanh chóng, hiện đại, gọn nhẹ, dễ dàng sở hữu.
Chính vì thế mà Tesla đã áp dụng The Experience Model đã bán được rất nhiều xe motor và con số lợi nhuận mang lại vô cùng lớn khi áp dụng mô hình này. Ngoài Tesla còn có những thương hiệu khác cũng nổi tiếng và thành công khi áp dụng mô hình này như: Tomorrowland, Disney World, KLM…
-
The Subcription – Thuê bao
Đây là một mô hình kinh doanh theo kiểu mô phỏng và người dùng phải có tài khoản, mật khẩu để truy cập và sử dụng các đặc quyền riêng biệt. Việc sử dụng đặc quyền đó bạn phải bỏ một số tiền để duy trì tùy vào công ty và dịch vụ sẽ có thời gian duy trì khác nhau
Mô hình thuê bao này phù hợp với một số nội dung như gaming, báo, dịch vụ viễn thông và những nội dung trực tuyến. Không thể không kể đến “gã khổng lồ” Netflix rất thành công trông mô hình kinh doanh kiểu này và Spotify dịch vụ nghe nhạc mới và rất được nhiều người sử dụng.
-
The Marketplace Model – Sàn giao dịch thương mại điện tử
Sàn giao dịch thương mại điện tử thì kiểu mô hình này không quá xa lạ với mọi người hiện nay, hầu hết thì việc mua hàng online gần như hoạt động này diễn ra liên tục trong đời sống hiện đại
Nhà cung cấp sẽ đưa những mặt hàng mình muốn bán lên trên gian hàng online của mình và khi đó người mua sẽ vào những gian hàng đó để lựa chọn và bỏ và giỏ hàng để thanh toán trực tuyến.
-
Free Model – Mô hình kinh doanh miễn phí
Mô hình kinh doanh miễn phí, nghe qua có vẻ không hấp dẫn lắm phải không? Nhưng sự thật với môi trường internet và công nghệ đang phát triển chóng mặt thì việc các công ty đang áp dụng mô hình khá nhiều hơn bạn nghĩ, cụ thể là hai ông lớn Facebook và Google đang là một trong những công ty có giá trị lên đến tỷ dô hiện nay.
Và mô hình này được áp dụng sẽ thu lợi từ những quảng cáo mà được đặt trên mô hình kinh doanh của bạn. Và tức nhiên bạn sở hữu một nền tảng và mang lại giá trị cho người dùng thì khi đó mô hình này của bạn mới phát triển tốt được, ngược lại thì coi như bạn sẽ mất trắng.
-
The Ecosystem – Hệ sinh thái
Đây là mô hình mà đòi hỏi bạn phải rất có tiềm lực về tài chính cũng như về con người. Vì bạn không phải làm một dịch vụ hay một lĩnh vực mà bạn phải bao quát hết như một sinh thái đúng như cái tên nó vậy
Hiện nay trên thế giới có thể kể tên những ông lớn đang làm mô hình này rất thành công như: Google, Apple hay Microsoft.
-
The on Demand Model – Mô hình theo yêu cầu
Mô hình kinh doanh theo yêu cầu, công ty lập ra nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng một cách nhanh và chính xác nhất. Chính thế mà mô hình này tại Việt Nam đang có những công ty đang làm rất thành công có thể kể đến như: Grab, Now, GoViet,… Đáp ứng được nhu cầu đi lại và ăn uống của người dùng
Trên đây là khái niệm về mô hình kinh doanh cũng như những công ty lớn, tập đoàn đã và đang áp dụng rất thành công những mô hình này vào doanh nghiệp của họ, hi vọng bài viết của Stjohnchurchnj có thể giúp bạn lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp. Chúc bạn thành công.