Khởi nghiệp giáo dục

Khởi nghiệp giáo dục đang là lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây là lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, không bao giờ “lỗi mốt” mà lợi nhuận vô cùng cao. Tuy nhiên, khởi nghiệp với mô hình giáo dục nào sẽ đem tới thành công cao trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Cơ hội nào cho các startup giáo dục?

Trong bối cảnh thời buổi kinh tế như hiện nay, nhiều đơn vị giáo dục ngoài công lập ra đời với mong muốn phát triển năng lực, trí tuệ, hiểu biết toàn diện của con người. Các làn sóng Startup về giáo dục ra đời nhiều hơn. Nhất là khi ngay từ buổi đầu, Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo con người là nền tảng phát triển đất nước hùng mạnh. 

Giáo dục không phải là trách nhiệm của nhà nước, nó dần trở thành một lĩnh vực kinh doanh thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Chỉ tính tới cuối tháng 5/2018, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã rót hàng chục triệu đô vào đầu tư cho giáo dục. Đó cũng là một trong những minh chứng rõ ràng cho thấy, nền kinh tế đang dần mở rộng cơ hội cho việc thương mại hóa giáo dục, kinh doanh lấn sân vào lĩnh vực đào tạo. Tại sao lại vậy?

Do yếu tố cung – cầu

Một khảo sát của Nelson về thị trường giáo dục về phía các bậc phụ huynh và học sinh cho thấy, có hơn 47% thu nhập của gia đình Việt Nam chi tiêu vào giáo dục con cái. Có thể thấy được, gia đình quan tâm tới phát triển con cái càng nhiều thì chi tiêu cho giáo dục càng lớn.

Yếu tố cung cầu trong lĩnh vực giáo dục
Yếu tố cung cầu trong lĩnh vực giáo dục

Về phía các doanh nghiệp cũng đòi hỏi ngày một cao về trình độ nhân lực. Đây cũng là bài toán khó cho các nhà tuyển dụng để đào tạo ra đội ngũ nhân sự chất lượng. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2017 cho thất chất lượng lao động của Việt Nam còn kém, chưa có nhiều đột phá. Doanh nghiệp thường phải bỏ ra khoảng 5,7% chi phí vào việc đào tạo nhân sự mới. Điều này gây mất thời gian, lãng phí tiền của doanh nghiệp vô cùng.

Người lao động họ cũng không nằm ngoài xu thế phát triển của xã hội. Họ có nhu cầu tìm tới các công việc tốt, lương cao, đòi hỏi phải đáp ứng một trình độ nhất định. Điều này đương nhiên họ cần tìm tới các đơn vị giáo dục đào tạo để cải thiện và nâng cao trình độ bản thân, đáp ứng công việc trong tương lai.

Chương trình đào tạo không đáp ứng tốt  nhu cầu doanh nghiệp

Chúng ta thường có câu “Học đi đôi với hành”. Tuy nhiên, thực tế ở các đơn vị giáo dục đào tạo hiện nay, phần lớn kiến thức học viên học trên lớp khó áp dụng được vào công việc thực tế. Lý thuyết không đáp ứng được nghiệp vụ thực tế, vừa gây tốn thời gian, chi phí đào tạo, vừa không đạt được hiệu quả.

Chương trình đào tạo chưa thực tế
Các chương trình đào tạo hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

Lý giải cho điều này cũng dễ hiểu khi mà các trường, cơ sở đào tạo có chậm trễ trong cập nhật xu hướng giáo dục. Chưa có nắm bắt nhanh nhạy, linh hoạt trong thay đổi nội dung và hình thức đào tạo. Mặt khác cũng bởi vì quá trình phát triển kinh tế sâu rộng, thời đại công nghệ phát triển như vũ bão. Trong khi đó, thời gian đào tạo lâu, nhiều quy trình, khiến cho những kiến thức không thể theo kịp với thực tế.

Thương mại hóa giáo dục là xu thế toàn cầu

Trên thế giới, hầu hết các đất nước đang phát triển đều đã thương mại hóa giáo dục. Đây trở thành xu thế toàn cầu. Đồng thời cũng là loại hình đầu tư được nhà nước khuyến khích.

Cụ thể, Luật Giáo dục 2005 khẳng định: “Khuyến khích bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ  chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư giáo dục. Trong đó, nhân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư”. Có thể thấy, ngoài nhà nước đầu tư giáo dục, người dân, cá nhân, doanh nghiệp có năng lực đều được khuyến khích đầu tư phát triển giáo dục với quy mô và hình thức cho phép. 

Có rất nhiều hình thức đầu tư, khởi nghiệp giáo dục khác nhau. Việc lựa chọn hình thức startup giáo dục nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả đầu tư kinh doanh của bạn trong tương lai. 

Một số mô hình khởi nghiệp giáo dục

Bài viết dưới đây tổng hợp và gợi ý cho bạn một số mô hình startup giáo dục hứa hẹn đem tới cho bạn thành công rực rỡ nhất trong lĩnh vực đào tạo phát triển con người.

Mở trung tâm giáo dục

Trung tâm giáo dục, lớp học, học viện truyền thống là một trong những hướng đầu tư khá thông minh cho những người có dự định rót tiền vào giáo dục. Hình thức này được đánh giá cao bởi khả năng đem về lợi nhuận cao. Đồng thời cũng là mô hình đầu tư ít rủi ro nhất. Các loại trung tâm phổ biến bao gồm: trung tâm gia sư, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm dạy nghề, trung tâm kỹ năng,…

trung tâm giáo dục.
Mở trung tâm giáo dục.

Đây cũng là hình thức giáo dục phổ biến nhất hiện nay. Chắn hẳn bạn cũng đã từng trải nghiệm, từng thấy. 

Đặc điểm nổi bật của hình thức khởi nghiệp giáo dục này:

  • Nhu cầu học tập cao
  • Áp dụng đa dạng các môn học, lĩnh vực đào tạo
  • Cho phép người dạy và người học tương tác trực tiếp với nhau thông qua nhiều bài giảng, hoạt động trên lớp.

Tuy nhiên, mô hình đào tạo này cũng có hạn chế về chi phí tốn kém. Không những thế, mức độ tiếp cận của người học bị giới hạn nếu lớp quá đông học viên.

Một số tiêu chí quan trọng khi mở trung tâm giáo dục:

  • Có khả năng giảng dạy và thành tích nổi bật trong lĩnh vực giáo dục. Nếu không, bạn là nhà đầu tư cần có kinh nghiệm quản lý, tìm được nhân sự giảng dạy tài ba.
  • Bạn cần có mạng lưới quan hệ đủ rộng
  • Bạn có hệ thống quản lý, phòng ban đủ mạnh.
  • Khả năng cam kết và đảm bảo kết quả học tập cho học viên.
  • Hệ thống giảng dạy khoa học, thống nhất.
  • Cơ sở vật chất – trang thiết bị kỹ thuật chất lượng, đầy đủ, phục vụ tốt công việc dạy – học.

Tổ chức khóa đào tạo ngắn ngày, hội thảo có thu phí

Đây cũng là hình thức khởi nghiệp giáo dục tuyệt vời cho những nhà đầu tư. Mô hình startup này thường được diễn ra dưới dạng khóa học ngắn khoảng từ 1 – 2 ngày. Trường hợp đào tạo dài nhất khoảng 3 – 7 ngày.

khóa đào tạo ngắn hạn.
Mở các khóa đào tạo ngắn hạn.

Người tham gia giảng dạy phải là những chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực, được công chúng biết đến và công nhận.

Hình thức này đòi hỏi bạn phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí sau:

  • Có khả năng mời được các chuyên gia đầu ngành, diễn giả nổi tiếng, có uy tín về lĩnh vực, đề tài hội thảo.
  • Sở hữu đội ngũ lên kế hoạch, tổ chức chuyên nghiệp, đảm bảo từ khâu plan, nội dung, trang trí, khách mời, học viên và cả quá trình đều được thuận lợi.
  • Nhắm đúng nhóm khách hàng.

Giáo dục trực tuyến

Giáo dục trực tuyến là hình thức đào tạo phổ biến, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn và đạt hiệu quả trông thấy hiện nay. Bạn có thể dễ dàng thấy ở trên thị trường có đầy các web học trực tuyến như duolingo, codecademy,… và nhiều startup khác đã thành công với mô hình đào tạo trực tuyến

Mô hình này đòi hỏi có một nền tảng cụ thể, cho phép người học được đăng ký, lựa chọn môn học, thậm chí cả gia sư. Học trực tuyến là học ở mọi lúc, mọi nơi, không có  sự gò bó về thời gian và địa điểm. Là hình thức giáo dục thuận lợi nhất cho các đối tượng học viên bận rộn, điều kiện học tập khó khăn. 

Tuy nhiên, để đạt được thành công với hình thức startup này, bạn cần xây dựng được nền tảng có hệ thống, rõ ràng và khoa học. Các bài học được thiết kế logic, nội dung thu hút, có tính thực tế với công việc trong tương lai.

Đầu tư vào các ứng dụng hỗ trợ học tập

Nếu bạn là một người đam mê công nghệ, bạn có dự định đầu tư vào lĩnh vực giáo dục thì xây dựng, phát triển ứng dụng phục vụ học tập là ý tưởng không tồi đâu.

ứng dụng hỗ trợ học tập.
Đầu tư các ứng dụng hỗ trợ học tập.

Đã có rất nhiều đơn vị thành công trong việc sử dụng các app, phần mềm quản lý giáo dục trong giảng dạy để nâng cao hiệu quã và chất lượng đào tạo. Có thể thấy, đây là mô hình triển vọng, tiện lợi, có sức ảnh hưởng lớn tới ngành giáo dục trong tương lai.

Tuy nhiên, để phát triển tốt với hình thức khởi nghiệp giáo dục này, bạn cần có đội ngũ phát triển app tài ba, đội truyền thông chuyên nghiệp, sáng tạo và bộ phận tư vấn, hỗ trợ chuyên nghiệp.

Bên cạnh các mô hình đào tạo trên, bạn có thể khởi nghiệp giáo dục bằng nhiều loại hình như dạy online, xây dựng doanh nghiệp xã hội liên quan tới giáo dục, viết và xuất bản sách dạy kỹ năng, tạo blogs,…Hy vọng bạn sẽ nhanh chóng định hướng và lựa chọn được mô hình đầu tư giáo dục phù hợp với bản thân, đạt thành công trong tương lai.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *